Tại Việt Nam, ông Trần Minh Tiến là chủ sở hữu một doanh nghiệp chuyên sản xuất một loại sản phẩm thân thiện với môi trường có tên là “Ống hút cỏ”. Đó là một loại ống hút được làm từ cỏ có thể dễ dàng bị phân hủy sinh học trong thời gian ngắn, không gây tác hại đến môi trường. Ông ấy đã chia sẻ quá trình sản xuất sản phẩm này lên internet vào tuần trước.
Để sản xuất ra ống hút cỏ, ông Tiến đã tìm và thu hoạch một loại cỏ đặc biệt có tên gọi là Cỏ bàng (Lepironia Articulata), loại cỏ này thường xuất hiện nhiều ở những vùng ngập nước tại Việt Nam. Cỏ bàng là sự lựa chọn hoàn hảo để làm ống hút bởi vì đây là loại thực vật thân rỗng và rất dài.
Cỏ bàng được rửa sạch và được cắt ra từng đoạn dài 18 – 20cm. Bước tiếp theo, chúng được làm sạch kĩ hơn ở bên trong và bên ngoài, sau đó được dùng lá chuối để gói lại thành từng bó.
Đây là một sản phẩm tuyệt vời đóng góp một cách tích cực vào cuộc cách mạng giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần, và đó cũng là một minh chứng cho việc những đồ dùng tiện lợi trong thời hiện đại không nhất thiết phải được làm từ nhựa.
Hiện nay “Ống hút cỏ” chỉ đang được sản xuất và sử dụng tại Việt Nam, ông Trần Minh Tiến hy vọng sẽ sớm đưa sản phẩm này ra thế giới.
Có những loại ống hút khác đang gây sự chú ý tại một số nơi trên thế giới. Ở Singapore, một số nhà hàng phục vụ ống hút được làm từ gạo, chúng có thể phân hủy sinh học và thậm chí có thể ăn được. Ống hút gạo là sự kết hợp của gạo và bột năng, có thể ngâm từ 4 – 10 giờ trong nước lạnh và 2 – 3 giờ trong nước nóng.
Ông Law Yee Tee – Giám đốc điều hành Nlytech Biotech nói rằng, họ hy vọng được nhìn thấy ống hút gạo sẽ sớm có mặt phổ biến trên thị trường.
“Chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt tại Penang. Sản phẩm sẽ được bán tại thị trường trong nước, sau đó sẽ xuất khẩu ra thế giới vào tháng 5 năm 2019. Chúng sẽ có giá cạnh tranh so với những loại ống hút thân thiện với môi trường khác” – Ông Lee nói.
Rác thải nhựa thực sự là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết trên trái đất, và đây là một trong những giải pháp tích cực nhất để giải bài toán này.
Theo báo cáo của quỹ Ellen MacArthur, nếu tỉ lệ ô nhiễm nhựa vẫn còn tiếp tục như hiện này, thì số lượng rác thải nhựa sẽ nhiều hơn số lượng cá trong đại dương vào năm 2050.
Cứ mỗi phút trôi qua lại có một chiếc xe rác chở đầy nhựa đổ xuống biển.
Nguồn: truththeory.com