Cà phê Việt Nam là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhiều hãng sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Cà phê là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến luợc quốc gia. Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây.

Trước những năm 2000 thị trường cà phê hoà tan ở Việt Nam còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm, nay thị trường này đã chiếm đến 1/3 tỷ trọng sản lượng cà phê được tiêu thụ.

Sản lượng cà phê hòa tan tăng cao dẫn đến nhu cầu xử lý nước thải sản xuất cà phê cũng tăng lên. Thành phần tính chất nước thải: COD, độ màu rất cao.

1. Quy trình xử lý nước thải truyền thống được áp dụng như sau:

Hình 1: Công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê hòa tan

Khuyết điểm của công nghệ truyền thống:

  • Nhiều công trình xử lý
  • Cần diện tích xây dựng lớn
  • Chi phí hóa chất cho vận hành hệ thống cao
  • Chi phí nhân công vận hành và quản lý hệ thống cao
  • Giá xử lý trung bình cho 1m3 nước thải cao

2. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý nước thải

Để tối giản hệ thống xử lý nước thải nhằm tiết kiệm diện tích, nâng cao công suất và khả năng XLNT, cũng nhằm tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống XLNT, công nghệ cao cần phải được áp dụng và thay thế hoặc hỗ trợ cho các phương pháp xử lý hóa lý truyền thống.

Công nghệ loại bỏ chất ô nghiễm bằng phương pháp đông tụ điện phân – ECR, được phát triển bởi Trident Water Systems đã được chứng thực có hiệu quả cao trong xử lý nước thải sản xuất và chế biến cà phê hòa tan.

Nước thải thô được tách cặn/bã cà phê. Sau đó đưa vào buồng phản ứng của hệ thống ECR.

Nước thải khi ra khỏi buồng phản ứng có độ màu giảm 94,5%, COD giảm 65%.

Ghi chú:

  • NT-01: Nước thải thô lấy từ bể điều hòa
  • NT-ECR: Nước thải sau khi đi qua buồng phản ứng ECR

Hình 2: Kết quả phân tích nước thải cà phê

Hình 3: Kết quả phân tích nước thải cà phê sau khi được xử lý bằng ECR

Hình 4: Nước thải cà phê

Hình 5: Nước thải cà phê sau ECR

Hình 6: Nước thải cà phê trước xử lý và sau xử lý bằng ECR

(Nước thải sau ECR được lọc thô bằng giấy lọc)

COD của nước thải sau ECR có thể dễ dàng được xử lý bằng phương pháp sinh học thông thường.

Ưu điểm của hệ thống ECR:

  • Xử lý màu và COD rất tốt
  • Giảm tải cho hệ thống sinh học sau ECR, bảo vệ vi sinh khỏi sốc tải
  • Giảm chi phí vận hành từ 30 – 40% so với sử dụng phương pháp hóa lý
  • Vốn đầu tư ban đầu cho hệ thống XLNT có sử dụng ECR không cao hơn vốn đầu tư cho các hệ thống hóa lý, fenton.
  • Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao
  • Giảm lượng bùn sinh ra trong quá trình XLNT, từ đó giảm chi phí xử lý bùn

Truy cập liên kết, hoặc quét mã QR để xem video demo test nước thải cà phê

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Môi Trường Phú Khánh

Vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng tài liệu.